QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số;771/CT-TH Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014
V/v một số báo chí đăng tin bài phỏng vấn đồng chí
Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
và Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn
Kính gửi: Cơ quan Chính tri các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
Qua theo dõi báo chí và dư luận xã hội trong thời gian gần đây, nhất là các bài trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ và một số báo chí khác của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng đoàn công tác số 6 gồm kiều bào tiêu biểu, đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam và các cơ quan hữu quan đi thăm và tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa cuối tháng 4 năm 2014 vừa qua, trong đó có việc tổ chức Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn, đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài quân đội với nhiều phản ứng trái chiều nhau. Đặc biệt, một số cán bộ cao cấp quân đội đã nghỉ hưu tỏ thái độ không đồng tình và đã có thư kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Trước tình hình trên, Tổng cục Chính trị thông báo và yêu cầu cơ quan Chính trị các đơn vị trong toàn quân tập trung làm tốt một số nội dung sau:
1. về thông báo một số nội dung xung quanh việc báo chí đăng tin, bài, ảnh phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn
Thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong những năm qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành trong đó có sự phối họp và hỗ trợ của Bộ Quốc phòng, mà trực tiếp là Tổng cục Chính trị, Quân chủng Hải quân, tổ chức thành công các chuyến đi của đoàn kiều bào tiêu biểu thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa.
Năm 2014, ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài/BỘ Ngoại giao tiếp tục tổ chức đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có vận động, mời về một số nhà báo, một số người mà xưa nay vẫn "chống đối" rất cực đoan để họ tận mắt chứng kiến, có sự nhìn nhận và phát biểu khách quan về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; khẳng định kiều bào ta là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộcViệt Nam và đang có đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung. Đây là việc làm có ý nghĩa chính trị sâu rộng, rất đáng hoạn nghênh và cần tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.
Ngày 10/3/2014, ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài/BỘ Ngoại giao đã có Công văn số 139/ƯBNV-V2 gửi Tổng cục Chính trị về việc Tổ chức chương trình cầu truyền hình và Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn. Tại công văn này có nêu: "tổ chức Le cầu siêu tưởng niệm anh lỉnh các anh hùng, liệt sỹ đã hy sình và đổng bào tử nạn trên biến vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Ngày 04/4/2014, Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị có Công văn số 818/TH-TTBC trả lời ủỵ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài về việc tổ chức chương trình cầu truyền hình và Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn, Tại công văn này đã "đề nghị úy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có văn bản xin ý kiến của Ban Tuyên giảo Trung ương về nội dung, chương trình, kịch bản và xin cấp giấy phép tố chức chương trình của Bộ Văn hóa, thế thao và Du lịch trước khỉ triển khai thực hiện.... Đối với Le cầu siêu, cần xây dựng nội dung cụ thế phù hợp với truyền thong văn hỏa dân tộc, thế hiện sự tri ân đối với các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh và đồng bào tử nạn trên biến vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyển biến, đảo. Đồng thời, thế hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đổi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc
Cũng trong ngày 04/4/2014, báo Tuổi trẻ đăng bài trả lời phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Đáng chú ý nội dung sau đây: "sẽ tố chức các lễ cầu siêu ở đảo Trường Sa lớn và trên đường đi cho những anh hùng liệt sĩ của Quân đội nhân dần Việt Nam đã hy sinh trong quá trình bảo vệ biến đảo. Chúng ta cũng ghi nhận sự hy sinh của những người lỉnh Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Chúng ta cũng tưởng nhớ và thương tiếc những người dân Việt Nam vồ tội đã ra đi và bị chết trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980. Chúng tôi coi những thuyền nhân tử nạn là những nạn nhân chiến tranh, ra đi vì bị tuyên truyền, kích động bởi thông tin một chiều, bởi khỏ khăn về đời sổng kỉnh tế và nhiều nguyên nhân khác, vậy hãy cầu siêu để linh hổn họ được siêu thoát trên vùng biển quê nhà
Nội dung trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ trên đây của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là không đúng với tinh thần của Công văn số 139/UBNV-V2 ngày 10/3/2014 của ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài/BỘ Ngoại giao do chính đồng chí Nguyễn Thanh Sơn ký gửi Tông cục Chính trị và không đứng với Công văn số 818/TH-TTBC ngàỵ 04/4/2014, của Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị trả lời ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài về việc tổ chức chương trình cầu truyền hình và Lê câu siêu tại đảo Trường Sa lớn.
Ngày 08/4/2014, Văn phòng Bộ Quốc phòng có Công văn số 2615/VP- NC thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quôc phòng về việc tổ chức chương trình cầu truyền hình và Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn như sau: "Đe nghị nội dung nào được Bộ Chỉnh trị, Ban Bỉ Thư và Thủ tướng Chính phủ cho ỷ kiến về các hoạt động có ỉỉên quan đến tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thì thực hiện, nội dung khác thì không nên làm trong thời điêm này
Ngày 14/4/2014, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có Công văn số 6121 chỉ đạo ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài/BỘ Ngoại giao, trong đó nhất trí về nguyên tắc và tên gọi buổi lễ nên là "Lễ cầu siêu tưởng niệm các thế hệ người Việt Nam đã hy sình thân mình để bảo vệ chủ quyền biến đảo của To quốc và đồng bào, bạn bề quốc tế tử nạn trên Biến Đông".
Trước tình hĩnh trên, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, ngày 18/4/2014 Cục Tuyên huấn đã có Công văn số 957/TH-BCV gửi Cục Chính trị quân chủng Hải quân đề nghị rà soát lại các văn bản, chương trình, kế hoạch và giấy phép tổ chức chương trình cầu truyền hình và Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn; kiến nghị với ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài không tổ chức cầu siêu "những người lính Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 " và ''những thuyền nhân tử nạn frên biển ra đi trong cụổi thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980"; nội dung của các nhân vật tham gia giao lưu không được đề cập đến sự kiện Hoàng Sa tháng 01/1974 và sự kiện Trường Sa tháng 3/1988; chỉ đạo các lực lượng đóng quân và đang làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa lớn cũng như cán bộ chiến sĩ trong toàn quân chửng không tham gia Lễ cầu siêu; Đại biểu được mời phải mang mặc thường phục. Quản lý chặt chẽ phóng viên báo chí theo các quy định của Tổng cục Chính trị.
Ngày 24/4/2014, ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp vói Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam đã tổ chức tại đảo Trường Sa lớn Le cầu siêu với tiêu đề "Le cầu siêu- Tưởng niệm anh lỉnh các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền biến đảo thiêng liêng của Tô quốc và đồng bào, bạn bè quốc tế tử nạn trển Biến Đông".
Đáng chú ý tại Lễ cầu siêu này, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tùy tiện sử dụng quân phục dã chiến, trên ve áo mang cấp hiệu cấp tướng. Nhiều báo chí và phương tiện thông tin đại chúng, nhất là báo mạng đã đưa tin bài, hình ảnh về Lễ cầu siêu này (nhiều nhất là trang mạng PGVN. VN đưa tin bài, ảnh từ ngày 02/5/2014)
Tóm lại, việc tổ chức tưởng niệm, cầu siêu,.. .là những hoạt động văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng bình thường trong xã hội, thể hiện truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tri ân, báo nghĩa của dân tộc ta. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện nay, nhất là tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, khủng hoảng ở Trung Đông - Bắc Phi, Ucraina...Các thế lực thù địch trong chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ luôn tập trung lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta thì trả lời phỏng vấn của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được đăng tải ừên báo chí cũng như việc sử dụng quân phục có mang cấp hiệu cấp tướng của đồng chí khi tham gia tổ chức Lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn vừa qua là những lời nói và việc làm có nhiều sơ hở, sai sót, không đúng với tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương; không đúng với sự phối hợp và trao đổi thống nhất giữa Bộ Ngoại giao với Bộ Quốc phòng, giữa ủy ban Nhà nước vê người Việt Nam ở nước ngoài/BỘ Ngoại giao với Tông cục Chính trị và Quân chủng Hải quân; tạo nên hình ảnh phản cảm và dư luận không tốt; gây nên sự phân tâm, bất bình trong xã hội. Nguy hại hơn là những việc làm và lời nói vừa qua của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao- một cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ta được báo chí phản ánh, đăng tin bài và đưa ảnh lên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên sự hiểu nhầm trong dư luận xã hội rằng đã có sự đồng ý và chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Chính phủ về những vấn đề đó. Các thế lực thù địch đã lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ quan hệ Việt - Trung.
2. Cơ quan Chính trị các đơn vị trong toàn quân tập trung làm tốt một số nội dung sau
a) Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ chiến sĩ thuộc quyền nhận thức đúng đắn về những vấn đề trên, cơ quan chính trị các đơn vị phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 162/HD-CT ngày 27/01/2014 của Tổng cục Chính trị về các hoạt động kỷ niệm, tuyên truyền về cuộc .chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (năm 1979) và sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời phân tích làm rõ một số nội dung bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trong đó tập trung phân tích làm rõ đoạn đã trích dẫn tại trang 2 của Công văn này. Đây là nội dung, việc làm mà cán bộ, chiến sĩ chúng ta không đồng tình vì các lý do sau:
- Thứ nhất, đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa to chức Lễ cầu siêu tưởng niệm "cho những anh hùng liệt sỹ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sình trong quá trình bảo vệ biển đảo " là đúng và là hoạt động bình thường của các tổ chức tôn giáo. Nhưng đồng thời lại cầu siêu cho "những người lỉnh Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974" và cả những " thuyền nhân" ''đã ra đi và bị chết trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980" là xóa nhòa bản chất giai cấp của Nhà nước, của quân đội; không phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa; đánh đồng quân đội cách mạng với quân đội phản cách mạng; không rạch ròi phân biệt đâu là hành động anh hùng, dũng cảm, hy sinh quên mình vì mục tiêu lý trưởng cao đẹp, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội của các anh hùng liệt sỹ của Quân đội nhân dân Việt Nam, cần được tuyên truyên, tôn vinh, ca ngợi; còn đâu là những hành động của những kẻ đi ngược lại lợi ích của dân tộc, từ bỏ quê hương, đất nước vì động cơ cá nhân, vì cám dỗ tầm thường cần phải phê phán, lên án, bác bỏ. Những " thuyền nhân " "đã ra đi và bị chết trong cuổỉ thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980" là những người đã từ bỏ quê hương, đất nước trong lúc chúng ta gặp muôn vàn khó khăn để hàn gắn vết thương của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tố quốc ác liệt và kéo dài mấy chục năm; họ bị kích động bởi thông tin một chiều và nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng tuyệt nhiên họ không phải là những nạn nhân chiến tranh, bị xua đuổi hay phân biệt đối xử. Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng không được quên quá khứ và cũng không thể xóa nhòa, lẫn lộn đúng
- sai, tốt - xấu, chính nghĩa - phi nghĩa. Có như vậy mới có cơ sở, nền tảng vững chắc để hướng tới tương lai tươi sáng và bền vững.
- Thứ hai, xét ở góc độ quân sự-chính trị, "những người lính Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 " dù đã tử trận hay còn sống là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa, nạn nhân của những toan tính, mặc cả của các nước lớn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa đã trở thành "món hàng" để đổi chác. Hải quân của ngụy quyền Sài Gòn đã phản ứng yếu ớt, chống trả lấy lệ, không đúng với thực lực so sánh lực lượng lúc bấy giờ. Hải quân của Trung Quốc khi đó còn lạc hậu và kém xa về nhiều mặt so với hải quân ngụy Sài Gòn; không quân ngụy Sài Gòn hoàn toàn làm chủ bầu trời Hoàng Sa do được Mỹ khi đó là cường quốc về hải quân, không quân viện trợ. Neu họ thực sự yêu nước, chiến đấu vì chủ quyền biển, đảo của quốc gia, dân tộc thì họ không thể thua, không để "mất" Hoàng Sa. Họ đã vâng lệnh theo quan thầy Mỹ, giả vờ phản ứng chống trả rồi "dâng" Hoàng Sa cho nước ngoài. "Những người lính Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974", họ là những người cầm súng một cách mù quáng, do lầm đường, lạc lối, trong họ có cả những người "chống Cộng" đến cùng, có "nợ máu" với đồng bào, là kẻ thù của cách mạng; họ đứng bên kia chiến tuyến làm tay sai cho đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, họ có tội với dân tộc ta. Tội của họ càng nặng hơn khi họ để Hoàng Sa rơi vào tay nước ngoài. Sau chiến thắng, chúng ta không truy bức, không đàn áp trả thù, không phân biệt đối xử với các gia đình có con em tham gia chính quyền và quân đội của chế độ cũ, tạo điều kiện để họ và gia đình họ có cuộc sống ổn định, hòa hợp với cộng đồng là thể hiện truyền thống hòa hiếu, nhân đạo, độ lượng, bao dung, đại đoàn kết của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
- Thứ ba, ngay từ cuối năm 2013, tại Công văn số 2657/VP-TH và Công văn số 2658/VP-TH ngàỵ 11/12/2013 của Văn phòng Tổng cục Chính trị gửi Văn phòng Bộ Quốc phòng về góp ý dự thảo Đề án, Tờ trình và Thông báo kết luận của Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai các hoạt động kỷ niệm, tuyên truyền các sự kiện và việc tham gia ý kiến về chủ trương tổ chức các sự kiện lịch sử năm 2014, đã kiến nghị: "Sự kiện 40 năm Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt nam năm 1974, đây là sự kiện xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và quân đội ngụy Sài Gòn...Là những vấn đề nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền
xuyên tạc"..."đánh đồng bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam với bản chất quân đội ngụy Sài Gòn; là đánh đồng với sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma/quần đao Trường Sa của Việt Nam năm 1988". ,
Với cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, cấp ủy, chỉ huy các đon vị cần quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ về các vấn đề đó để có thái độ nhất quán, rõ ràng, khách quan, khoa học... Chúng ta không đồng tình một cơ quan Nhà nưóc như ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài/BỘ Ngoại giao đứng ra tổ chức Le cầu siêu cho "những người lính Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 " và cả những " thuyền nhân " "đã ra đi và bị chết trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980". Lại càng không thể có hòa giải, hòa hợp dân tộc theo như ý kiến phát biểu của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bởi vì đó là hòa giải, hòa hợp vô nguyên tăc sẽ dân đến sự mơ hồ, lẫn lộn đúng - sai; là thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ta. Đồng thời, các thế lực thù địch có thể lợi dụng xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chốrig phá Đảng, Nhà nước ta.
b) Cơ quan Chính trị các đơn vị thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và dư luận xã hội trên địa bàn đóng quân để phản ánh và xử lý kịp thời. Đồng thòi tăng cường công tác quản lý các loại hình báo chí (báo in, báo đọc, báo hình, báo mạng...), phát hiện, ngăn ngừa những thông tin không chính thống xâm nhập vào đơn vị; yêu cầu phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong và ngoài quân đội cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của cỡ quan chức năng khi đưa tin, bài, lỉnh về Trường Sa, DK1; không để lộ lọt bí mật quân sự, bí mật Nhà nước hoặc kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc.
. c) Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đon vị ữong toàn quân khi được mời dự hay được đề nghị phối hợp, giúp đỡ hoạt động của các tổ chức tôn giáo phải xem xét thận ừọng và kịp thời báo cáo xin ý kiến cấp trên, ừánh để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc.
Đe nghị cơ quan Chính trị các đơn vị nghiên cứu tổ chức thông báo và triển khai thực hiện gấp đến các đối tượng thuộc quyền cho phù họp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ cụ thể; báo cáo kết CỊUẺ về Tổng cục Chinh trị (qua Văn phòng Tổng cục Chính trị và qua Cục Tuyên huấn/TCCT) / 'M/ti
Nơi nhận:
- Như trên;
- CN Ngô Xuân lịch (để b/c);
- Phó CN Mai Quang Phấn;
- Phó CN Nguyễn Trọng Nghĩa;
- Cục Tuyên huấn (02);
- Lưu: VT, KHTH; Ngh 66.
Vào mà xem Việt Tân nó vạch mặt cục Chính chị a e nè !
Trả lờiXóafaccebook-viettan.esy.es?as=tai-lieu-mat-luu-hanh-noi-bo-TCCT